Thế nào là Gỗ Veneer? Ưu điểm nhược điểm của gỗ Veneer ?

Gỗ Veneer là gì? Gỗ veneer có gì khác gỗ thịt? Cách phân biệt như thế nào?

95% người bình thường không thể phân biệt giữa gỗ Veneer ( Gỗ Teck ) và gỗ thịt. Đây là sự nhầm lẫn không hề nhẹ giữa các loại ván gỗ công nghiệp được phủ Veneer và ván gỗ thịt tự nhiên. Điều này có thể khiến bạn mất thêm 1 phần không nhỏ chi phí khi đóng đồ nội thất. Vậy gỗ Veneer là gì? Gỗ veneer có gì khác gỗ thịt? Cách phân biệt như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới nhé

1. Thế nào là Veneer ?

Đầu tiên, chúng ta hiểu rằng veneer là thuật ngữ chỉ lớp gỗ mỏng siêu mỏng được bóc từ cây gỗ tự nhiên. Lớp bên ngoài cùng là lớp gỗ được lạng( bóc ) rất mỏng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm (chưa đến 1mm nữa), Chiều dài và chiều rộng của lá veneer phụ thuộc đường kính và chiều dài cây gỗ tự nhiên ( gỗ thịt ).

Tấm veneer được bóc mỏng và phơi khô trước khi cho đi gia công

Sau khi được bóc mỏng như tờ giấy và được gia công xử lý để không bị mối mọt, miếng gỗ này được Ép hoặc dán vào bề mặt gỗ công nghiệp như dán lên ván MDF,  ván MFC, gỗ ghép cao su ghép thanh,…để tạo thành tấm gỗ mới có Vân đẹp như gỗ tự nhiên như Gỗ Xoan Đào, Gỗ Sồi, Gỗ Óc Chó, Gỗ Hương… lúc đó tên gọi mới là Gỗ Veneer Xoan dào, veneer hương , veneer Sồi….

2.Gỗ Veneer khác gì so với gỗ tự nhiên/gỗ thịt?

Gỗ veneer và gỗ tự nhiên xét về kết cấu là không giống nhau: Gỗ veneer chỉ là miếng dán của gỗ tự nhiên chưa đầy 1mm trên nền một tấm ván công nghiệp

Trong khi đó gỗ thịt được lấy hoàn toàn từ những cây gỗ trong tự nhiên. Chính vì vậy không thể nào nói gỗ veneer là gỗ tự nhiên và có độ bền và cứng ngang nhau

Bề ngoài nhìn vào thì giống nhau nhưng gỗ thịt thì sẽ bền chắc hơn, nặng hơn và tuổi thọ cao hơn gỗ Veneer

Vậy người ta sản xuất gỗ veneer để làm gì?

Quy trình sản xuất lạng veneer

Mục đích sản xuất gỗ veneer là gì thì gỗ veneer được tạo ra là nhằm mục đích lấy các vân gỗ đẹp trên gỗ tự nhiên để dán vào tám ván công nghiệp nhìn cho thật hơn và đẹp hơn

Đồng thời giảm giá thành sản phẩm, thi công nhanh và năng suất hơn trong khi vẫn đạt được vẻ đẹp gần như gỗ tự nhiên

3.Quy trình sản xuất gỗ Veneer là gì?

Lạng Veneer sau khi được bào mỏng, đem xử lý và cuối cùng là được ép lên bền mặt các sản phẩm gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ dăm… Lớp gỗ này sẽ nằm ngoài cùng vừa dùng để trang trí vừa dùng để bảo vệ các lớp gỗ bên trong. Tấm gỗ veneer sau khi hoàn thiện thường có kích thước chiều dày từ 3mm đến 25mm.

Sau đây là 1 số cách lạng Veneer từ cây gỗ tự nhiên, mỗi cách sẽ cho từng loại vân gỗ khác nhau:

4.Ưu nhược điểm của gỗ Veneer là gì?

– Gỗ veneer là loại gỗ có độ bền bao giờ cũng thua gỗ tự nhiên, tuy nhiên nó lại có ưu điểm là vân gỗ liền mạch vì được dán rất kỹ, kỹ thuật trên nền ván công nghiệp.

– So với gỗ tự nhiên nguyên khối thì gỗ veneer có giá thành rẻ và hợp lý với người dùng hơn.

– Gỗ Veneer có bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời tiết thay đổi, cho phép bạn có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị bai màu, mất màu.

-Ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ, đảo vân hoặc có thể chạy chỉ chìm trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của toàn sản phẩm. Màu sắc gỗ gần gũi với con người và thân thiện với môi trường.

– Tuy nhiên gỗ veneer cũng có nhược điểm: do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer hạn chế về khả năng chịu nước, dễ bị hỏng, rạn nứt, vì vậy gỗ veneer chỉ được sử dụng ở những vị trí khô ráo, ít tiếp xúc với nước.

Bản đồ chỉ đường: